Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp chúng ta không lường trước mà gây thiệt hại cho người khác. Và khi đã gây thiệt hại cho người khác thì chúng ta phải có trách nhiệm bồi thường. Người bị thiệt hại thì có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường và khắc phục hậu quả.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
Người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản gây ra thiệt hại.
Về nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
(1) Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
– Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm;
– Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
(2) Phải có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
(4) Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại
Lưu ý: Trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định pháp luật đó
Trường hợp không phải bồi thường
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Trừ người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự
Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
- Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
- Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
- Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
- Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
- Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
- Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
- Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
- Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Dịch vụ pháp lý của Văn phòng luật sư Thái Minh trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Đối với người bị thiệt hại
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng cách thức, phương pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Tư vấn, đại diện khách hàng tham gia thương lượng bồi thường thiệt hại
- Tham gia với tư cách người bảo vệ quyền lợi khi vụ án dân sự hoặc hình sự
- Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi pháp luật quy định
Đối với người gây thiệt hại
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng kiểm tra các tài liệu, chứng từ yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn phương pháp giải quyết bồi thường thiệt hại
- Tư vấn, đại diện khách hàng trong quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại
- Tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi/người bào chữa trong vụ án dân sự hoặc hình sự
- Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi pháp luật quy định
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THÁI MINH
Địa chỉ: Số 20, phố Viên, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0981 263 166 / 0916 543 689
Email: Luatthaiminh@gmail.com
https://www.facebook.com/luatthaiminh.vn/
4 thoughts on “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
I like this site very much, Its a really nice spot to read and get information.Money from blog
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
priligy generic 3 for women treated with an additional 5 years of Arimidex
While the number of different pathways that are associated with cancer is large, we will focus on several RTK regulated pathways in this review, and we will discuss their importance in cancer research priligy pills