Án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ có gì khác nhau ??

Án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ có gì khác nhau ??

  Trước nhiều thắc mắc về án treo và hình phạt cải tạo giam giữ có phải là một hay giữa hai chế định này có gì khác nhau ? Hậu quả pháp lý của hai biện pháp này như thế nào ?VP luật TM

  VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THÁI MINH sẽ giải đáp thắc mắc trên như sau:

  Án treo và hình phạt cải tạo không giam không phải là một như nhiều người vẫn nghĩ. Dù hai biện pháp này có những điểm giống nhau là người thụ án không phải cách ly khỏi xã hội mà họ được sống với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc cư trú.

Để phân biệt giữa án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ, chúng ta cùng xem xét trên các tiêu chí sau:

Nội dung

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Khái niệm    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.    Cải tạo không giam giữ là một trong các hình phạt chính đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 BLHS    Hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ được lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường.
Điều kiện áp dụng    Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Có nhân thân tốt.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

   Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Các trường hợp không được áp dụng 1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Không có quy định cụ thể
Những quy định trong thời chấp hành án –   Thời gian thử thách: Tòa án ấn định thời hạn thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

–   Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách:

+ Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

+ Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

* Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được rút ngắn thời gian thử thách, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

– Cố ý vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách:

Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.

–   Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới:

Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

 

–   Thời gian thử thách: Không quy định–  

Thời gian chấp hành hình phạt: Thời gian người bị kết án chấp hành hình phạt là thời gian được ghi trong  bản án (từ 06 đến 3 năm)

–   Nghĩa vụ phải thực hiện:

+ Thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ như: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục;…..

+  Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng (Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.)

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt:

Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có thể được giảm thời hạn chấp hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người chưa thành niên là một phần tư thời hạn án phạt.

+ Có nhiều tiến bộ.

–   Miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ

Người bị phạt cải tạo không giam giữ có thể được Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực quyết định miễn chấp hành án phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

+ Không còn nguy hiểm cho xã hội.

– Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới:

Khi đang phải chấp hành hình phạt của bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung.

Việc lao động, học tập của người chấp hành án

 

  1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.

  2. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định trên thì được Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để người đó tìm việc làm. 

3. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. 

4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

1. Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật. 

2. Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó. 

3. Người chấp hành án không thuộc trường hợp nêu trên được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm. 

4. Người chấp hành án thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Hình phạt bổ sung    Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này, như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.   Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);
  Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý, giám sát   Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.   Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.  Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.


Dịch vụ pháp lý của Văn phòng luật sư Thái Minh

1/ Tư vấn, hướng dẫn đề nghị Tòa án áp dụng án treo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ trong giai đoạn xét xử; hướng dẫn tuân thủ quy định trong quá trình thi hành án treo hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ.

2/ Hướng dẫn, tư vấn thủ tục đề nghị Tòa án rút ngắn thời gian thử thách đối với án treo; thủ tục miễn chấp hành án đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.

3/ Các dịch vụ pháp lý khác theo quy định pháp luật.

Tham khảo:

1/ Bộ luật hình sự năm 2015

2/ Luật thi hành án hình sự năm 2010

3/ Nghị định 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

4/ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2015 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo

5/ Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC về hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại

——————————

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THÁI MINH

Địa chỉ: Số 20, phố Viên, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0981 263 166 / 0916 543 689

Email: Luatthaiminh@gmail.com

 Facebook: https://www.facebook.com/luatthaiminh.vn/

 

 

 

5 thoughts on “Án treo và hình phạt cải tạo không giam giữ có gì khác nhau ??

  1. Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?

  2. At T1, 40 out of 43 93 nonchemotherapy patients had started endocrine therapy; 36 received tamoxifen and four anastrozole one went on to have goserelin injections, six switched endocrine treatment during the study and one ceased endocrine treatment and between T1 and T2 assessments, 36 out of 43 84 had completed a course of radiotherapy priligy en france Utilities for breast cancer related health states were based on standard gamble scores obtained from patients with breast cancer in the United States

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *